Bạn đã bao giờ thử cảm nhận hơi thở của mình sau khi tập luyện thể chất hoặc khi chuẩn bị ngủ sau một ngày bận rộn chưa? Về cơ bản, đây là một vài thời điểm trong cuộc sống hàng ngày mà chúng ta thực sự giao tiếp với nội tâm của mình.

Hãy cố gắng cảm nhận cảm giác được kích hoạt trong cơ thể bạn khi thở và bạn sẽ nhận ra, tại trung tâm của hơi thở có một âm thanh liên tục phát ra, đó là OM.

Theo Ấn Độ giáo, Brahma (đấng sáng tạo ra vũ trụ) là thực thể duy nhất trước khi vũ trụ này bắt đầu. Tư tưởng ‘trở thành nhiều’ của Brahma đã hình thành sự rung động lắng xuống trong một âm thanh được gọi là ‘OM’. Toàn bộ quá trình này đã hình thành nên ‘thực tại quan trọng nhất’ hay ‘sự sống’ hay ‘vũ trụ’.

OM là gì?

OM là một âm tiết tiếng Phạn , chứa đựng tính chất mênh mông của một âm thanh lan tỏa khắp vũ trụ. Ở khía cạnh thần chú, OM là một bija (hạt giống) hoặc câu thần chú hạt giống.

Là một câu thần chú hạt giống, OM thường được sử dụng để kích hoạt luân xa vương miện và ở đầu (tiền tố) của câu thần chú Saguna (âm thanh có ý nghĩa, hình thức và biểu hiện). Chính vì sinh ra câu thần chú Saguna , OM cũng được xem là một Nirguna (không hoàn chỉnh, chứa quá 3 trạng thái guna).

Một số ví dụ về câu chú saguna bắt nguồn từ OM , gồm:

  • om shanti shanti shanti om
  • om namah shivay
  • om gan ganpataye namah

om chanting

Tóm lại: ‘OM’ là prana (năng lượng) mà bạn dùng để thở, bất cứ thứ gì bạn thấy hoặc có thể nhận thức, ý thức của bạn và độ sâu của nhận thức. Nguồn gốc của rung động đầu tiên của toàn bộ vũ trụ chính là ‘OM’.

OM – Ý nghĩa & Giải thích

Theo nghĩa đen, OM là nirguna (không thuộc tính), nó không có một ý nghĩa nhất định. Nhưng để diễn giải, OM có thể được giải thích theo nhiều cách khác nhau.

Âm tiết ‘OM’ có nguồn gốc từ từ tiếng Phạn ‘Omkara (ओंकार)‘. Nó còn được gọi là Pranava trong tiếng Phạn, có nghĩa là ‘Cúi lạy chắp tay trước thần linh ‘. Đó là đại diện của thực tại tối cao của vũ trụ.

Trong Ấn Độ giáo, Om có nghĩa là:

  • Atman (linh hồn, chính mình)
  • Brahman (sự thật, thần thánh, tối cao, v.v.)
  • Liên minh của 3 vị thần hoặc 3 trạng thái gunas

Trong Kỳ Na giáo (Jainism), Om có nghĩa là:

  • 5 đấng tối cao (Pañca-Parameṣṭhi 1) – Arihant, Ashiri, Acharya, Upajjhaya, Muni (A, A, A, U, M – AUM).

Trong Kỳ Na giáo (Jainism), Om có nghĩa là:

  • Ik Onkar – một vị thần, đôi khi còn được biết đến là “đấng tạo ra Om”

Nguồn gốc và lịch sử

Làm thế nào có thể tìm ra nguồn gốc của một thứ gì đó, mà bản thân nó là nguồn gốc của mọi thứ? Điều này áp dụng cho OM.

Tuy nhiên, ‘OM’ lần đầu tiên được đề cập đến trong Upanishad (văn bản tiếng Phạn cổ về giáo lý tâm linh và ý tưởng của Ấn Độ giáo).

Vayu Purana‘ đã so sánh OM với Tam thần của Ấn Độ giáo, đại diện cho sự hợp nhất của ba vị thần.

  • A là Brahma – Đấng sáng tạo
  • U đại diện cho Vishnu – Đấng bảo hộ
  • và M là Shiva – Đấng hủy diệt.

Ba âm thanh này cũng tượng trưng cho một trong những văn bản cổ thiêng liêng được gọi là Vedas (Rigveda, Samveda, và Yajurveda).

Manduka Upanishads nói về âm tiết OM, theo nghĩa là người khởi xướng vũ trụ. Trước khi vũ trụ bắt đầu, Brahma (thực tại tối cao) là một thực thể duy nhất. Suy nghĩ phát triển ra nhiều của Brahma đã sinh ra rung động đầu tiên, rung động này tiếp tục biến thành âm thanh. Do đó, âm thanh này được gọi là OM.

Quan điểm theo Upanishad về OM

Trong Mandukya Upanishad, các nhà hiền triết đã nói OM là một công cụ có thể dẫn bạn đến thực tại tối cao của bản ngã. Theo tài liệu này, một người có 3 chiều nhận thức:

  1. Thức tỉnh & Thế giới của người thức tỉnh – Thế giới vật chất mà chúng ta cảm nhận được thông qua 5 giác quan
  2. Giấc mơ & thế giới của người mơ – Suy nghĩ bên trong hoặc thứ mà chúng ta nhận thức được trong trạng thái mơ thông qua các giác quan ảo
  3. Giấc ngủ sâu & bóng tối – Tìm kiếm nguyên nhân hoặc trải nghiệm của hư vô mà chúng ta nhận thấy trong giấc ngủ sâu

Trong 3 không gian này, có một ý thức thuần khiết, không bị khuấy động, đã trải nghiệm được tất cả nhưng vẫn không bị ảnh hưởng bởi các kết quả. Đây là Chiều không gian thứ 4 của sự tồn tại của chúng ta, được gọi là chân ngã.

Âm thanh của OM cũng bao gồm 4 chiều này của sự tồn tại của chúng ta ở dạng ẩn.

  1. Âm thanh của “Ahhh” (A) – Đại diện cho trạng thái thức tỉnh của sự tồn tại của chúng ta
  2. Âm thanh của “Ouuu” (U) – Đại diện cho trạng thái mơ về sự tồn tại của chúng ta
  3. Và âm thanh của “Mmmm” (M) – Đại diện cho trạng thái ngủ sâu của sự tồn tại của chúng ta

Để nhận ra chân ngã, tiếng của OM (AUM) bao gồm “một khoảng lặng” ở cuối của âm Mmmm  mà vượt qua cả 3 chiều của bản thân. Vì vậy, bằng cách niệm lặp đi lặp lại OM , chúng ta có thể nhận ra chân ngã nằm trong chính mình.

Đây là lý do tại sao tiếng OM được coi là Atman (linh hồn bên trong) hoặc Brahman (thực tại tối cao) hoặc âm thanh của Thần. Để ủng hộ điều này, Patanjali giới thiệu OM trong kinh yoga như:

Lời của ngài là Om.
YSP 1.27

4 phần của biểu tượng OM

om symbol break down or the parts

Biểu tượng OM chứa đựng kiến thức về vũ trụ trong cấu trúc của nó. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng mục tiêu cuối cùng của cuộc đời một người được ẩn chứa trong biểu tượng OM.

Phân tích cấu trúc OM gồm có 4 phần:

  • 3 cấu trúc đường cong
  • 1 cấu trúc bán nguyệt
  • 1 chấm.

1. Ba đường cong của OM

  • Đường cong đầu tiên (đường cong dưới) đại diện cho trạng thái tỉnh thức hay còn gọi là ‘jagrati‘. Trạng thái này đem đến nhận thức bên ngoài thông qua các giác quan. Kích thước lớn hơn của đường cong này thể hiện phần lớn hoặc trạng thái chung trong nhận thức của con người.
  • Đường cong thứ hai (đường cong giữa) đại diện cho trạng thái mơ hay còn gọi là ‘swapna’ (trạng thái ở giữa trạng thái ngủ sâu và trạng thái thức). Trạng thái này đưa ý thức của người thực hành vào bên trong. Bằng cách nhắm mắt, người thực hành đi sâu vào bên trong để hiểu bản thân mình từ khoảng cách gần hơn.
  • Đường cong thứ ba (đường cong trên) đại diện cho giấc ngủ sâu hoặc trạng thái vô thức hay còn gọi là ‘sushupti”. Ở trạng thái này, người thực hành không ham muốn hay mơ mộng gì cả.

2. Dấu chấm ở trên cùng

Phần thứ tư hay dấu chấm đại diện cho turiya. Trong trạng thái ý thức này, người thực hành không nhìn vào trong cũng không nhìn ra ngoài, hoặc làm cả hai. Tuy nhiên, trạng thái này đưa người thực hiện đến trạng thái nghỉ ngơi, yên bình hay phúc lạc, chính là mục đích cuối cùng của mọi hoạt động tâm linh. Trạng thái này cũng chiếu sáng ba trạng thái còn lại.

3. Hình bán nguyệt giữa các đường cong và dấu chấm

Hình bán nguyệt biểu thị rào cản giữa trạng thái cực lạc và ba trạng thái còn lại. Nó ngăn cản chúng ta đạt đến hình thức hạnh phúc cao nhất. Tuy nhiên, khoảng cách giữa hình bán nguyệt và dấu chấm thể hiện rằng trạng thái cao nhất (dấu chấm) không bị ảnh hưởng bởi Maya (hình bán nguyệt).

Hiểu theo cách này, OM sẽ vén màn bí ẩn về mục đích của cuộc sống và vũ trụ.

Nguyên tố âm thanh trong OM

‘OM’ là rung động khởi nguồn của vũ trụ, đề cập đến Atman (bản thân, linh hồn của chúng ta) và Brahman (chân lý tối cao, người khởi nguồn, thực tại tối thượng, khía cạnh thần thánh). Âm OM khi phát âm có ba phần. Tất cả đều có ý nghĩa cụ thể và sự quan trọng của chúng.

1. Ah

‘Ah’ là âm thanh phát ra khi chúng ta bắt đầu nói ‘OM’. Điều này đại diện cho vị Thần đầu tiên Brahama, người được biết đến với việc ‘tạo ra’ vũ trụ. Nó liên quan đến trạng thái tỉnh thức và kết nối ý thức thô của chúng ta với phần dưới của cơ thể.

2. Ooh

‘Ooh’ là âm giữa, trong đó người thực hành đi sâu vào bên trong nội tại của bản thân. Điều này đại diện cho vị Thần thứ hai Vishnu, người chịu trách nhiệm ‘bảo tồn’ vũ trụ. Nó liên quan đến trạng thái mơ và kết nối phần ý thức tâm hồn của chúng ta với phần giữa của cơ thể.

3. Mm

‘Mm’ là âm thanh thả ra. Nó biến mất và đưa người thực hành hướng tới trạng thái tối cao. Điều này tượng trưng cho vị Thần thứ ba Shiva, người được mệnh danh là ‘kẻ hủy diệt’ của vũ trụ. Nó liên quan đến trạng thái ngủ sâu và kết nối ý thức thông thường của chúng ta với phần trên của cơ thể.

Tại sao chúng ta niệm OM?

Về cơ bản, lưỡi được sử dụng để tạo ra tất cả các âm thanh hoặc tiếng khác. Khi chúng ta niệm OM, ba âm thanh (Aa, Ooh & Mm) được phát ra rất rõ ràng qua miệng mà không cần di chuyển lưỡi. Vì vậy, OM là âm thanh cơ bản, là nền tảng của sự tồn tại.

Các cơ quan nội tạng của con người rất nhạy cảm với sự rung động do 3 âm thanh của tiếng OM tạo ra.

OM là cội nguồn của sự khởi tạo và bằng cách tụng niệm nó, chúng ta thể hiện lòng biết ơn của chúng ta đối với sức mạnh khởi nguồn đó. Theo khoa học hiện đại, toàn bộ sự tồn tại là âm vang. Bất cứ nơi nào có rung động, có âm thanh và bất cứ nơi nào có âm thanh, ở đó có sự khởi tạo.
Ví dụ, tivi có ba mạng lưới màu căn bản mà từ đó nó tạo ra hàng triệu màu. Tương tự, ba âm thanh cơ bản này của OM tạo ra nhiều cách diễn đạt trên một tổ hợp cụ thể.

Âm thanh ‘Aa’ là âm thanh cơ bản không chỉ ở Ấn Độ mà trên toàn thế giới. Âm được thốt ra bắt đầu từ điểm gốc của cơ thể năng lượng là bên dưới rốn, nơi 72.000 nadis (các kênh năng lượng tâm trí) gặp nhau. Đây là trung tâm bảo trì hay được gọi là luân xa Manipura trong yoga. Khi bạn thốt lên ‘Aa’, Nadis (kênh năng lượng vi tế) dội lại các rung động trên toàn bộ cơ thể. Nếu bạn thốt lên Ooh và Mm, nó sẽ lan truyền theo một cách khác, cứ mỗi âm thanh khác nhau vang lên, các bộ phận của cơ thể được tác động.

Mỗi âm thanh sẽ kích hoạt một chiều nào đó của hệ thống năng lượng của bạn. Vì vậy, ba âm thanh này kết hợp sẽ kích hoạt toàn bộ hệ thống của cơ thể. Âm thanh không chỉ tạo ra cảm xúc mà nó thay đổi toàn bộ hệ thống của cơ thể bạn. Vì vậy, tụng OM là cách khoa học có thể đem đến cuộc sống cho bạn, làm cho nó trở nên tươi đẹp và mạnh mẽ nhất có thể.

Lợi ích của việc niệm OM

om chanting benefits

OM là âm thanh mà rung động của nó có thể nắm bắt được toàn bộ vũ trụ. Niệm OM trong thiền định có vô số lợi ích về mặt thể chất, tâm lý và cảm xúc. Thường xuyên thốt ra âm tiết thiêng liêng này có thể là một cách rất quan trọng để thay đổi cuộc sống của một người mãi mãi.

1. Om làm sạch môi trường xung quanh

Niệm OM không chỉ có lợi cho người đang thực hành mà còn cho không gian xung quanh. Việc phát ra tiếng OM tạo ra những rung động thiêng liêng chế ngự những tiêu cực đang hiện diện trong môi trường xung quanh. Ngoài ra, niệm OM giúp nguồn năng lượng tích cực được duy trì và hiện hữu.

2. Giảm căng thẳng và lo lắng

Theo nghiên cứu 2, thường xuyên niệm OM trong thiền định giúp giảm căng thẳng và lo lắng.

Rung động tạo ra trong khi niệm OM sẽ kích hoạt một số trung tâm và dây thần kinh (phế vị), đây là cách điều trị căng thẳng phổ biến nhất. Nó cũng điều chỉnh hoạt động của hệ thống nội tiết chịu trách nhiệm sản xuất các chất hóa học gây căng thẳng và lo lắng.

3. Tăng cường tủy sống

Người ta thấy rằng việc niệm OM khi ngồi (thẳng lưng) trong thiền định tác động lên tủy sống. Âm ‘Aa’ của OM bắt nguồn từ gốc rốn, nằm trong vùng lân cận của tủy sống. Sự rung lan tỏa khắp tủy sống sẽ tạo nên sức sống cho dây thần kinh, giúp cải thiện chức năng và làm tủy sống khỏe hơn.

4. Cải thiện hệ thống tiêu hóa

Quá trình tiêu hóa liên quan đến dây thần kinh phế vị 3 bắt nguồn từ tủy của thân não.

Việc niệm OM có tác động đáng kể đến việc tiêu hóa. Sự rung động được tạo ra khi phát âm gây ra sự kích thích dây thần kinh phế vị (điều khiển các hoạt động liên quan đến tiêu hóa). Qua đó giúp điều chỉnh quá trình tiêu hóa của cơ thể.

5. Duy trì hoạt động nhịp đập của tim

Niệm OM có tác dụng làm dịu trái tim. Nó duy trì nhịp điệu tự nhiên của chu kỳ tim mạch. Khi chúng ta bắt đầu niệm OM, âm thanh ‘Ooh’ truyền đến phần trên cơ thể từ vị trí rốn ban đầu, lan truyền qua toàn bộ vùng lồng ngực của người tập và duy trì nhịp điệu tự nhiên của tim.

6. Niệm OM giảm mệt mỏi bằng cách tăng mức oxy trong máu

Một cô gái Ấn Độ 14 tuổi 4 trong một nghiên cứu tìm ra rằng tụng âm tiết thiêng liêng OM có thể làm giảm mệt mỏi.

Cô tìm thấy cảm hứng cho nghiên cứu này khi cô đến thăm tiểu bang Uttarakhand, và nhìn thấy các linh mục mang nước từ Bageshwar đến Kedarnath, với quãng đường 68 km mỗi ngày mà không hề mệt mỏi. Tất cả các linh mục đã cùng nhau hát giai điệu của OM .

Câu hỏi thường gặp về OM

  1. Tôi nên niệm câu chú OM bao nhiêu lần?

    Bạn sẽ không bị sao cả khi niệm quá nhiều hoặc đi lặp lại câu thần chú này. Tuy nhiên, niệm OM 108 lần được xem là lý tưởng nhất. Nhưng nếu eo hẹp về thời gian thì bạn có thể niệm 11 hoặc 21 lần.

  2.  Nếu tôi niệm thần chú OM khi mang thai thì có sao không?

    Garbha sanskar là một cách thực hành ayurvedic Ấn Độ cổ đại, nhằm giúp hình thành các khía cạnh thể chất, cảm xúc và tinh thần của thai nhi. Niệm câu thần chú OM tạo ra những rung động tích cực giúp cả mẹ và em bé được an tịnh. Tụng âm điệu thiêng liêng này giúp xây dựng môi trường trong sạch cho em bé trong bụng mẹ.

  3. Bình minh hay hoàng hôn, đâu là thời điểm tốt nhất để tụng thần chú OM?

    Thông thường người ta có thể niệm thần chú OM bất cứ lúc nào, nhưng theo các nhà hiền triết cổ đại thì có một số thời điểm cố định sẽ lý tưởng để thực hành. Brahmamahurta (4 giờ sáng), giai đoạn chuyển tiếp hoặc khi đêm chuyển sang lúc mặt trười mọc (bình minh), khi ngày chuyển sang đêm (hoàng hôn). Đây là một số thời điểm bạn có thể thực hành tụng thần chú OM.

  4. Tôi có thể niệm OM khi đang đi du lịch hoặc khi ngồi trong văn phòng không?

    Được chứ! Không có vấn đề gì khi tụng thần chú OM khi đi du lịch hoặc khi ngồi trong văn phòng. Niệm OM giúp cải thiện tâm trạng của bạn và khiến bạn cảm thấy tràn đầy sức sống hơn ở một số nơi. Điều này giúp bạn có một hành trình vui vẻ và một ngày làm việc hiệu quả tại văn phòng.

  5. Cơ thể tôi nên ở vị trí nào khi niệm thần chú OM?

    Theo các thiền sinh thời xưa, tư thế ngồi với cột sống dựng thẳng được coi là tư thế lý tưởng để tụng chú. Điều này có thể đạt được bằng các tư thế Yogic, ví dụ, Padmasana (tư thế hoa sen).

  6. Tôi nên làm gì khi con tôi muốn niệm thần chú OM?

    Bạn nên vui mừng vì con bạn muốn luyện tập âm tiết thiêng liêng, điều sẽ định hình con bạn trong các khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Không có giới hạn độ tuổi khi thực hành tụng chú OM. Mọi lứa tuổi đều có thể thực hành tụng niệm OM.

Tham khảo

  1. Pañca-Parameṣṭhi https://en.wikipedia.org/wiki
  2. Tác dụng có lợi của niệm OM đối với chứng trầm cảm http://oaji.net/articles/2016/1496-1476352100.pdf
  3. Tổng quan về dây thần kinh Vagus https://www.healthline.com/human-body-maps/vagus-nerve
  4. Cô bé 14 tuổi khám phá ra phép thuật của ‘Om’ https://timesofindia.indiatimes.com/

Nội dung này được xuất bản lần đầu tại Fitsri

Author Beinks

Comments (7)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *