Không phải thảm yoga nào cũng được sản xuất như nhau. Một số loại thân thiện với môi trường hơn, một số loại thì bền hơn. Khi lựa chọn một tấm thảm yoga hoàn hảo, bạn cần cân nhắc giữa lợi ích và nhược điểm giữa các loại khác nhau.

Như chúng ta đều biết, có nhiều loại thảm yoga phổ biến trên thị trường như thảm yoga TPE / PVC / NBR / Đay / Gỗ bần / Cao su tự nhiên / EVA / Cotton (Sợi bông) / Len. Chúng ta hãy tìm hiểu sự khác biệt giữa các chất liệu nhé.

CÁC CHẤT LIỆU THẢM YOGA KHÁC NHAU

1. Thảm yoga cao su thiên nhiên

Thảm cao su thiên nhiên được sản xuất bền vững với cao su tự nhiên khai thác từ cây cao su, nguồn tài nguyên có thể tái tạo và khác với các loại thảm có chứa EVA hoặc cao su tổng hợp. Theo một khía cạnh nào đó, thảm cao su tự nhiên là tất cả những gì mà một yogi cần cho một chiếc thảm yoga – thân thiện với môi trường, độ bám đáng kinh ngạc và mang lại cảm giác thoải mái tuyệt vời. Tấm thảm này còn có tính kháng khuẩn giúp giữ cho thảm sạch sẽ.

Thảm cao su tự nhiên được sản xuất bằng cao su tự nhiên – một nguồn hoàn toàn bền vững và dễ dàng tái tạo. Được chiết xuất từ ​​cây cao su, những tấm thảm này rất bền, nhưng chúng cũng nặng và mất nhiều thời gian để khô nếu bị ướt. Tuy nhiên, cao su thoải mái với cơ thể và là bề mặt hoàn hảo để thực hiện các bài tập yoga. Nhưng nếu bạn là người dị ứng với cao su, có thể có một chút khả năng cao su gây ra phản ứng dị ứng.

2. Thảm yoga chất liệu TPE

Thảm TPE (nhựa nhiệt dẻo) được làm bằng polymer, một loại nhựa có tính nhiệt và đàn hồi. Vật liệu TPE có thể dễ dàng đúc, ép đùn và tái sử dụng nhưng lại không thể tái chế được.

TPE không cần chất tăng cường, chất ổn định hoặc thậm chí hệ thống bảo dưỡng để làm nó ít phản ứng và gây ô nhiễm hơn PVC. Vì vậy, đây là một thay thế tốt hơn cho PVC.

Thực tế, nhược điểm của TPE là dù không chứa PVC hoặc latex, nhưng được sản xuất bằng quy trình nhiệt lượng và xử lý hóa học. Nên đây vẫn là một sản phẩm tổng hợp. TPE thường được sử dụng để kết hợp với các vật liệu khác để làm nên thảm yoga. Ví dụ, nó có thể được dùng làm lớp dưới cùng của một tấm thảm được làm thủ công chủ yếu từ gỗ bần hoặc cotton. Thảm làm từ TPE thường có giá phải chăng. Thảm TPE cũng dễ lau chùi và bảo quản, chỉ cần xịt chất tẩy rửa hữu cơ lên bề mặt và lau khô.

3. Thảm Yoga chất liệu PVC

Thảm yoga PVC được làm bằng bột nhựa PVC. Thảm PVC thường được sản xuất với chất lượng kém để đạt được chi phí thấp nhất.

Tuy nhiên, thảm yoga làm từ PVC có một vài ưu thế nếu chất liệu PVC có mật độ và chất lượng cao. Ví dụ: ProLite (của hãng Manduka) hoặc b’ROCK (hãng Beinks) là thảm yoga sử dụng PVC mật độ cao. Những loại thảm này thường được quan tâm nhờ lớp đệm dày dặn, chống ẩm và được phủ một lớp chống trượt. Loại thảm này ghi điểm bởi công dụng và sự thoải mái và đồng thời lại dễ vệ sinh. Hơn nữa, chúng có độ bám rất tốt.

4. Thảm yoga chất liệu NBR

NBR nó là một loại cao su tổng hợp thường được sử dụng trong ngành công nghiệp ô tô và hàng không. Chất liệu này khá phổ biến để làm thảm yoga vì lớp đệm và cách nhiệt tốt.

Việc sản xuất NBR thì không thân thiện với môi trường. Trên thực tế, việc sản xuất chất liệu này bị hạn chế ở Châu Âu, Hoa Kỳ và Canada do sử dụng các chất độc hại như Butadiene.

Thảm làm bằng NBR được chế tạo từ loại cao su tổng hợp nhân tạo mà không phải thu hoạch tự nhiên. NBR có thể xuống cấp nếu có thêm một số chất phụ gia làm tăng tốc độ sản xuất.

5. Thảm yoga chất liệu đay

Đay là một loại sợi tự nhiên từ một loại thực vật thuộc chi Corchorus. Nó đứng thứ hai sau bông về sản lượng và sự đa dạng mục đích sử dụng. Đay là một loại cây trồng bằng nước mưa và ít cần phân bón hoặc thuốc trừ sâu, trái ngược với các yêu cầu nặng nề của bông. Sản xuất tập trung chủ yếu ở Bangladesh, cũng như các bang Assam, Bihar và Tây Bengal của Ấn Độ.

Thảm yoga này có một mặt là Đay và một mặt khác là PVC hoặc PER. PER là viết tắt của Polymer Environmental Friendly Resin – nhựa thân thiện với môi trường.

PER thân thiện hơn PVC và ít gây hại cho môi trường hơn so với PVC. PER về cơ bản là PVC đã được làm dẻo và ổn định bằng acetyl tributyl citrate, thay vì chất hóa dẻo dựa trên phthalate (DEHP) có đặc tính gây rối loạn nội tiết nên điều này khiến PVC có tiếng xấu.

6. Thảm yoga chất liệu bần

Bần là một vật liệu tự nhiên được làm từ vỏ của cây sồi. Đây là một nguồn tài nguyên tái tạo không làm hỏng cây trong quá trình khai thác.

Thảm yoga chất liệu bần có xu hướng có một mặt được làm từ bần và mặt còn lại từ các chất liệu khác nhau để làm cho chúng không trơn trượt trên bề mặt sàn. Lớp dưới cùng thường được làm bằng TPE hoặc cao su tự nhiên.

7. Thảm Yoga chất liệu EVA

Ethylene-vinyl acetate tạo nên thảm yoga EVA. Đây là một vật liệu tổng hợp vừa nhẹ vừa chống nứt. Thảm yoga có khả năng chống ẩm và dễ dàng lau sạch sau buổi tập của bạn. Tuy nhiên, các phiên bản mỏng hơn có thể bị giãn ra một chút khi bạn tập luyện.

EVA chứa hóa chất và mùi không mong muốn. Được sử dụng rộng rãi trong việc sản xuất dép xỏ ngón, EVA cũng được sử dụng trong nhiều loại thảm sàn, bao gồm cả những loại được sử dụng trong phòng tập thể dục và trường học. Nếu bạn đã từng mua những miếng thảm xốp giống như miếng xếp hình ở cửa hàng đồ chơi, có lẽ bạn đã gặp xốp chất liệu EVA. Nó mềm và dẻo, nhưng nó có thể bị xẹp và khó có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng thường xuyên.

8. Thảm Yoga chất liệu cotton (Sợi bông)

Việc sản xuất bông tác động đến môi trường rất nhiều do sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón và sử dụng một lượng nước rất lớn. Một số cây bông bị biến đổi gen. Những cây trồng này đòi hỏi thuốc diệt cỏ glyphosate, gây rủi ro cho sức khỏe và môi trường của chúng ta.

Một lựa chọn thay thế, chúng ta có thể chọn bông hữu cơ. Việc sản xuất bông hữu cơ không sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học và phụ thuộc vào lượng mưa.

9. Thảm Yoga chất liệu len

Len là một nguồn tài nguyên bền vững không gây hại cho cừu trong quá trình sản xuất. Nếu len là hữu cơ, nó mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất nhỏ và có tác động thấp đến môi trường. Thảm tập yoga bằng len được khuyên dùng cho các loại yoga nhẹ nhàng như Yin yoga, Kundalini yoga, Mantra yoga, Thiền và Thư giãn.

SO SÁNH: TPE với PVC và với CAO SU TỰ NHIÊN

Thảm yoga TPE, PVC, và cao su là những loại thảm yoga phổ biến nhất hiện nay. Đôi khi, quyết định giữa chúng có thể là một quyết định khó khăn, vì có nhiều yếu tố cần xem xét hơn là bạn nghĩ lúc đầu. Nếu bạn muốn giảm dấu chân sinh thái của mình, bạn có thể chọn loại thảm yoga khác, nhưng đồng thời có thể hy sinh các tính năng khác. Hoặc, có thể bạn muốn một tấm thảm yoga hoạt động tốt hơn, những nó lại có hại cho môi trường hơn.

Hãy kiểm tra bảng dưới đây! Nó chi tiết tất cả các ưu và nhược điểm của thảm yoga TPE, PVC và cao su. Có lẽ bảng này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định mua cuối cùng!

Chất liệuƯu điểmNhược điểm
Cao su tự nhiên
  • Làm từ nguyên liệu tự nhiên
  • Mức độ cân bằng – không quá cứng cũng không quá mềm.
  • Từ các nguồn bền vững
  • Phân hủy sinh học
  • Nó có thể khá nặng.
  • Nó có mùi cao su mạnh (lúc đầu)
  • Nó có thể bị xuống cấp sau một vài năm, đặc biệt là khi thảm tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời hoặc độ ẩm cao.
TPE (Nhựa nhiệt dẻo)
  • Chất liệu này ít gây hại cho môi trường hơn chất liệu thảm yoga PVC.
  • Nhẹ.
  • Chống lại sự phát triển của vi khuẩn
  • Có thể giặt được
  • Thảm yoga TPE với các tế bào mở có thể khô sau một thời gian.
  • Phân hủy chậm trong bãi chôn lấp nhưng nó không gây ra các sản phẩm phụ nguy hại.
  • Tốt hơn một chút so với PVC nhưng có lượng khí thải carbon lớn do được sản xuất bằng nhiên liệu hóa thạch.
PVC (Poly-Vinyl Clorua)
  • Giá cả phải chăng
  • Dễ giặt rửa
  • Chống lại sự phát triển của vi khuẩn
  • Bền
  • Chất liệu không thân thiện với môi trường.
  • Loại thảm này thải ra các hóa chất độc hại khi sản xuất, hoặc khi đốt (có thể vô tình với máy sấy).

Nội dung được tổng hợp từ các nguồn: Disruptsports & BHSYoga & Alexlarryngton.com

Author Beinks

Comments (2)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *