Việc tập luyện lặp đi lặp lại những bài tập Ashtanga, vinyasa, hoặc bất kỳ hình thức asana nào sẽ khiến chiếc thảm yoga của bạn bị giãn, chịu lực và thấm nhiều mồ hôi. Một lúc nào đó, việc tập luyện của bạn sẽ bị ảnh hưởng khi chiếc thảm có những dấu hiệu hư mòn. Không có nguyên tắc nhất định để nhận biết thời điểm thay chiếc thảm mới. Tuy vậy, nếu bạn nhận thấy một vài dấu hiệu bên dưới, bạn có thể cân nhắc mua một chiếc thảm tập yoga mới.

1. Thảm tập không còn bám nữa

thảm yoga không đủ bám

Dấu hiệu này sẽ rất rõ ràng với những chiếc thảm được sử dụng trong tập luyện vinyasa, những bài tập có nhiều chuyển động bám chặt trên mặt thảm. Nếu bạn thấy khó khăn để bám chặt tay trong những tư thế Chó úp mặt, Tam giác, hoặc Chiến binh, điều đó có nghĩa là chiếc thảm của bạn không đủ bám dính.

Tuy vậy, cũng tùy vào bộ môn yoga bạn tập luyện. Nếu bạn tập Yin yoga, Thiền hoặc Yoga phục hồi, bạn có thể không cần một thảm bám dính.

Vì vậy, xét về tính bám của chiếc thảm, cách tập yoga của bạn sẽ quyết định bạn có cần thảm mới hay không.

2. Thảm tập bị bong tróc mảnh vụn

thảm yoga vỡ vụn từng mảnh

Nếu bạn thấy một số miếng vụn cao su tróc ra trên mặt sàn, đó là dấu hiệu chiếc thảm của bạn đã bị hư mòn. Việc hao mòn này diễn ra ở hầu hết thảm tập, nhưng thảm kém chất lượng, giá tiền rẻ thì thảm sẽ hao mòn nhanh hơn. Một chiếc thảm yoga cao su tự nhiên, với chất liệu phân hủy sinh học, quá trình này có thể bắt đầu sau 3 – 5 năm sử dụng thường xuyên.

Hãy để ý đến dấu hiệu này, đặc biệt là khi bạn tập yoga ở studio đông người, hoặc ở nhà có trẻ nhỏ, thú nuôi. Bạn không muốn chúng hít vào hoặc chơi với những miếng vụn này từ chiếc thảm hư mòn.

3. Bề mặt thảm có vẻ không đều

thảm yoga không đều về độ dày

Bạn đã bao giờ nhận thấy độ dày của thảm khác nhau trên cùng một chiếc thảm? Điều này thấy sai sai nhỉ. Cạnh thảm và bề mặt của nó nên có cùng độ dày mới đúng.

Thảm ngay chỗ bạn hay đặt bàn tay và chân là những nơi có khả năng bị lún xẹp cao nhất. Những chỗ này sẽ không còn êm và đủ hỗ trợ cho khớp cổ tay, đầu gối hay cổ chân nữa. Đây cũng là dấu hiệu bạn nên thay chiếc thảm mới rồi đấy.

4. Khó khăn khi giữ các tư thế thăng bằng

khó khăn trong việc giữ thăng bằng

Vấn đề này có thể do 2 lý do khác nhau.

Đầu tiên có thể do bề mặt thảm không đều, dẫn tới khó khăn khi giữ các tư thế thăng bằng.

Lý do thứ hai là do thảm quá êm và mềm, khiến bề mặt thảm bị lún và tạo cảm giác nảy cùng một lúc. Với những chiếc thảm kiểu này, bạn cần ý thức tập trung trong tư thế nhiều hơn để giữ thăng bằng, ví dụ tư thế Đầu đứng, tư thế Chiến bình hoặc Nửa Vầng trăng.

5. Cảm giác khó chịu ở khớp (đôi khi cảm giác đau)

các khớp không thoái mái khi tập yoga

Những tư thế như Mèo, Bò, Lạc đà hay Tấm ván dồn nhiều trọng lượng cơ thể và áp lực lên khớp của bạn. Nếu bạn cảm thấy khó chịu ở khớp đầu gối, cổ tay trong những tư thế này, có thể bạn cần một chiếc thảm dày hơn, êm hơn để hỗ trợ xương khớp cho bạn.

Nếu một chiếc thảm êm và dày hơn vẫn không giúp khớp của bạn thoải mái trong tập luyện, bạn nên đến gặp bác sĩ xương khớp để kiểm tra thêm.

6. Thảm bị nhẵn

thảm yoga bị mòn láng bóng

Đây cũng là dấu hiệu phổ biến ở thảm yoga sau một thời gian luyện tập thường xuyên. Chỗ nhẵn sẽ dần hình thành nên những “chiếc hố” trơn trượt, là nơi bạn thường chạm chân hay tay lên đó.

Với những điểm nhẵn này, bạn có thể sẽ gặp phải sự mất cân bằng và trượt, điều này có thể khá bất tiện hoặc thậm chí khiến bạn gặp nguy hiểm trong một số tư thế nhất định. Vì vậy, nếu điều này nghe giống như những gì bạn đang gặp phải với tấm thảm yoga của mình, thì đã đến lúc bạn cần thay thảm yoga mới tốt hơn.

7. Thảm có mùi

thảm yoga có mùi hôi

Nếu bạn ngửi thấy mùi hôi từ thảm, ắt hẳn bạn sẽ khó tập trung tập luyện được. Chúng ta cần được tập yoga trong trạng thái thoải mái và bình thản đúng không nào?

Nếu vệ sinh thảm vẫn không thể khử được mùi, bạn cũng nên xem xét tìm thảm mới.

Một lưu ý nhỏ là những chiếc thảm mới từ cao su tự nhiên sẽ có mùi cao su tự nhiên trong vài tuần ban đầu. Tình trạng này sẽ dần mất đi nếu bạn thường xuyên trải thảm phẳng khi mới mua thảm về. Hãy nhận biết mùi cao su khác biệt với mùi hôi khó chịu do thảm thấm nhiều mồ hôi nhé.

8. Thảm của tôi quá nặng hoặc quá nhẹ

thảm yoga quá nặng quá nhẹ

Chúng ta đang nói về trọng lượng của thảm yoga.

Nếu bạn di chuyển nhiều, bạn sẽ không muốn mang theo một chiếc thảm quá nặng. Một chiếc thảm yoga mỏng 1 mm hoặc 2 mm là vừa phải để có thể gấp gọn, xếp vừa vào trong túi xách hoặc vali của bạn. Những chiếc thảm này thường nhẹ dưới 2kg, rất phù hợp để mang theo cho những chuyến du lịch.

Ngược lại, nếu thảm quá nhẹ, thảm sẽ khó trải phẳng và bám trên mặt sàn. Lúc này bạn có thể mua một chiếc thảm nặng hơn. Thảm cao su thiên nhiên thường nặng hơn những chiếc thảm chất liệu TPE và PVC kém chất lượng. Với khối lượng 2-3kg, thảm yoga cao su tự nhiên sẽ vững và ổn định hơn trên mặt sàn, mà không bị trượt và trôi đi.

Trên đây là 8 dấu hiệu nhận biết bạn cần một chiếc thảm mới. Một chiếc thảm mới, đáp ứng đủ điều kiện hỗ trợ chức năng, sẽ giúp cho việc luyện tập của bạn thăng hoa hơn. Và để giúp bạn tiết kiệm thời gian nghiên cứu về một tấm thảm yoga mới tốt, hãy đọc bài viết này 11 câu hỏi bạn nên hỏi trước khi mua một tấm thảm yoga mới“.

Ý TƯỞNG VỀ CÁCH TÁI SỬ DỤNG THẢM YOGA

Còn với chiếc thảm cũ, bạn không phải vứt chúng vào thùng rác. Thay vào đó hãy tái sử dụng chúng theo nhiều cách dưới đây:

  • Dùng làm thảm trải sàn nhà (Sử dụng chúng làm tấm thảm cho mục đích chống trượt)
  • Cắt thành những miếng thảm nhỏ làm những miếng lót để ngồi trong sân vườn
  • Làm sạch thảm và quyên góp tặng những nơi cần
  • Làm bảng ghim, chặn cửa, đế lót ly
  • Cắt hình vuông để dưới đồ nội thất để bảo vệ sàn nhà và chống trượt

ý tưởng cho việc tái sử dụng thảm yoga

Author Beinks

Comments (2)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *