Lần cuối bạn mua một đôi giày mới là khi nào? Bạn có dành nhiều thời gian tìm kiếm không? Và bạn có một lựa chọn hài lòng không? Chọn một chiếc thảm tập yoga cũng giống như chọn một đôi giày. Bạn cần đầu tư thời gian tìm hiểu để tìm được một chiếc thảm yoga phù hợp trong vô số lựa chọn hiện có trên thị trường.
Bạn vẫn có thể ngạc nhiên nhận ra rằng bạn biết rất ít về thảm yoga dù bạn có nhiều năm tập luyện. Một khi tìm được chiếc thảm ưng ý rồi, bạn sẽ tự nhủ rằng “mình đáng lý ra phải mua chiếc thảm này từ lâu, khi bắt đầu luyện tập 3 năm trước đây.”
Nhưng không sao cả. Không bao giờ là trễ để sở hữu một chiếc thảm “tâm giao”. Bạn hãy xem xét những câu hỏi bên dưới trước khi chọn một chiếc thảm mới nhé.
Summary of Contents
1. Độ dày phù hợp cho một chiếc thảm
Nhiều người cho rằng tất cả thảm yoga đều có độ dày như nhau. Thực tế thảm yoga có nhiều độ dày khác nhau từ 1mm đến 8mm.
Một nguyên tắc dễ nhớ để chọn độ dày phù hợp là thảm càng dày, càng êm, càng hỗ trợ tốt cho xương khớp. Tuy nhiên, nếu thảm dày quá, bạn có thể gặp khó khăn khi giữ các tư thế thằng bằng vì độ nảy của thảm.
Độ dày hợp lý của một tấm thảm yoga là khoảng 5 mm – 6 mm. Nếu bạn không có vấn đề xương khớp, một chiếc thảm yoga có độ dày 4mm cũng là một lựa chọn phù hợp.
2. Tính di động phù hợp
Một cách khác để đặt câu hỏi này là “chiếc thảm nên nặng/ nhẹ thế nào?” Tính di động của thảm quan đến trọng lượng. Thảm càng nhẹ càng thuận tiện để mang theo.
Một chiếc thảm có thể từ 0.1 đến 5kg. Bạn có thể mang một chiếc thảm 4 kg đi lại trong 15 phút hoặc bạn có thể mang theo trong những chuyến du lịch nước ngoài của bạn không? Khả năng cao là chiếc thảm nặng 4kg này phải ở nhà rồi. Nếu bạn không phải là một người có sức mạnh cơ bắp để quen với việc mang vác 4kg một cách thoải mái, bạn nên chọn một chiếc thảm tập dưới 3kg.
3. Tôi có đổ mồ hôi nhiều không?
Nếu bạn hay đổ mồ hôi nhiều khi tập luyện, một chiếc thảm phổ thông có thể không giúp ích mấy. Bạn nên chọn một chiếc thảm yoga siêu bám. Và bạn có thể chọn thảm cao su thiên nhiên hoặc thảm phủ lớp PU bóng. Thảm yoga từ những chất liệu này sẽ tạo bề mặt thảm bám tốt, giúp bạn tránh trơn trượt trong các tư thế yoga như Chó úp mặt hay Chiến binh.
Bạn cũng có thể cân nhắc mua một chiếc khăn trải thảm để thấm hút mồ hôi tốt. Tuy nhiên việc mang theo cả khăn và thảm cũng hơi bất tiện.
Vì vậy đầu tư một chiếc thảm cao su thiên nhiên thật sự chất lượng là lựa chọn hợp lý nhất.
4. Kích thước thảm phù hợp với bạn
Có phải bạn nghĩ tất cả các thảm yoga đều có kích thước giống nhau? Nếu tất cả mọi người đều có cùng chiều cao, cân nặng thì đúng là không cần phải có những chiếc thảm kích cỡ khác nhau. Nhưng thực tế không phải vậy.
Kích thước chuẩn của một chiếc thảm yoga là 172cm x 61cm (68” x 24”). Một số bạn với chiều cao vượt trội (trên 175 cm) thấy kích thước này quá bé hoặc quá chật có thể tìm một tấm thảm có chiều dài 182cm trở lên. Có vài chiếc thảm với chiều dài lên đến 200cm.
Nếu bạn có một chiều cao trung bình thì một chiếc thảm với kích thước chuẩn như trên hoàn toàn phù hợp. Một chiếc thảm quá cỡ so với bạn chỉ khiến chiếc thảm nặng hơn không cần thiết.
5. Tôi có nên quan tâm đến mẫu mã, kiểu dáng của chiếc thảm?
Chúng ta thường dễ bị hấp dẫn bởi những thứ mới và có tính xu hướng. Nhưng hãy nhớ câu nói của nhà thiết kế thời trang nổi tiếng Coco Chanel “Thời trang thì thay đổi, phong cách thì trường tồn”. Một chiếc thảm yoga thuần túy với chức năng cơ bản là đủ. Bạn không cần phải có những màu sắc in ấn thật bắt mắt mới có thể tập luyện đúng nghĩa.
Bạn có thể sẽ không đồng ý với điều trên. Không vấn đề gì. Nếu bạn yêu ngay một chiếc thảm lần đầu tiên nhìn thấy, cảm nhận rằng bạn không thể tập yoga nếu không có nó, thì cứ chọn chiếc thảm ấy. Nó có thể tạo động lực thêm cho bạn tập luyện, ít nhất là trong sáu tháng.
Ngược lại, bạn có thể chọn một chiếc thảm giản dị với một màu sắc giúp bạn kết nối với bản thân, có được sự tĩnh tâm để quay vào bên trong.
6. Tôi nên tìm chiếc thảm với chất liệu gì?
Phần lớn thảm yoga được làm từ PVC (Polyvinyl Chloride) một loại nhựa tổng hợp. PVC thường được cho là nhựa kém chất lượng, nhưng thực tế có nhiều thảm yoga được sản xuất từ PVC chất lượng cao, an toàn cho sức khỏe.Ưu điểm của chất liệu PVC là tính bền và giá rẻ. Tuy vậy thảm PVC không phải thảm bám nhất.
Một số thảm cũng được làm từ TPE (thermoplastic elastomer) vốn nhẹ và bám tương đối. Tuy nhiên chất liệu TPE thường quá mềm, không bền, dễ tạo cảm giác nẩy khi người tập chạm tay chân trên thảm.
Thời gian gần đây, những chất liệu khác trở nên phổ biến hơn như cao su thiên nhiên, sợi đay, bần. Trong đó, thảm yoga cao su tự nhiên được ưa chuộng nhất vì những ưu điểm vượt trội của nó như tính bám dính rất tốt và độ chắc đặc từ chất liệu, giúp giữ thảm vững vàng trên mặt sàn. Một số thảm cao su thiên nhiên có thể phân hủy sinh học, góp phần giảm lượng rác thải khó phân hủy ở môi trường.
Thảm làm từ sợi đay hoặc bần cũng là một lựa chọn thân thiện với môi trường. Tuy nhiên đay không tạo tính bám tốt, bần thì lại không bền và dễ phân hủy hơn cao su thiên nhiên.
7. Tôi có quan tâm đến tính thân thiện môi trường của sản phẩm?
Ahimsa, một trong những giới luật của yoga theo triết lý Ashtanga, có nghĩa là sự thực hành không gây bất cứ tổn hại nào đến các mối tương quan của chúng ta và với môi trường. Về phương diện này, những thương hiệu thảm như Jade, Yoloha, Beinks đã nỗ lực tạo ra những chiếc thảm yoga có tính bền vững cho môi trường và xã hội.
Nếu bạn không thích sử dụng thảm nhựa tổng hợp, hãy chọn những chiếc thảm cao su thiên nhiên. Đây là một lựa chọn phù hợp hơn cho việc tập luyện cá nhân, cho môi trường và cũng giúp bạn kết nối với năng lượng an lành hơn tỏa ra từ chiếc thảm.
Thực tế là thảm yoga cao su tự nhiên đang trở nên phổ biến hơn nhiều trong những năm gần đây cũng là vì cao su tự nhiên là một nguồn tài nguyên tái tạo nhanh chóng.
Một số thương hiệu thảm yoga, như Beinks, có chất liệu thảm yoga có nguồn gốc bền vững từ Đông Nam Á (chủ yếu từ Thái Lan, Việt Nam, Philippines và Indonesia). Trong điều kiện bình thường, cao su tự nhiên được thu thập từ cây cao su trong khoảng 30 năm. Sau đó, cây cao su từ các trang trại địa phương này sẽ được đốn hạ để sử dụng gỗ và cây mới sẽ được trồng ở những nơi ban đầu. Đây được xem là cách tốt nhất cho sự tăng trưởng bền vững của tài nguyên thiên nhiên từ nông nghiệp.
Một lưu ý khác, một số thảm cao su thiên nhiên sẽ phân hủy sinh học sau 3-5 năm trong điều kiện tiêu hủy rác thải thông thường.
8. Thảm có dễ dàng bảo quản và vệ sinh?
Một số chiếc thảm rất dễ dính bẩn và đòi hỏi vệ sinh cẩn thận. Bạn chắc hẳn không muốn tập yoga trên một chiếc thảm bẩn, nhưng bạn cũng ngại vệ sinh thảm sau mỗi lần tập luyện. Việc này có thể mất thời gian và không mấy hứng thú mỗi lần bạn trải thảm ra để tập.
Nếu bạn tập yoga mỗi ngày và hay tập ngoài trời, hãy chọn những chiếc thảm dễ vệ sinh. Bạn hãy xem hướng dẫn vệ sinh in trên bao bì sản phẩm hoặc nhờ người bán hàng tư vấn cho nhé.
9. Tôi có thực sự kiên nhẫn?
Một số thảm sẽ làm bạn hài lòng ngay khi tháo bao bì. Một số thảm cần bạn làm quen từ vài tháng đến một năm để có thể sử dụng và tập luyện hiệu quả với chúng.
Nếu bạn không phải là người kiên nhẫn, bạn sẽ không đón nhận được những ưu điểm chiếc thảm đó thật sự sở hữu. Thông thường bạn dễ dàng ưng ý ngay với chiếc thảm chất liệu TPE hoặc cao su thiên nhiên vì chúng không cần trải qua giai đoạn “làm quen”
Nếu bạn có thể chờ đợi, những chiếc thảm tính năng như thảm yoga b’ROCK (bởi Beinks) hoặc Thảm Pro (bởi Manduka) có thể là một lựa chọn tốt. Bạn càng tập với thảm, thảm sẽ phát huy chức năng tốt hơn sau vài tháng đến vài năm)
10. Tôi muốn đầu tư bao nhiêu cho một chiếc thảm?
Đây là câu hỏi hàng đầu với một số bạn. Một chiếc thảm có thể có giá từ vài trăm ngàn đồng đến vài triệu đồng. Vậy mua tấm thảm rẻ tiền cho dễ nhỉ? Đưng làm vậy nhé!
Nếu bạn nghiêm túc với luyện tập yoga và sẽ tiếp tục tập nhiều năm nữa, hãy đầu tư một chiếc thảm chất lượng cao. Một chiếc thảm chất lượng không nhất thiết phải hao tốn cả gia tài của bạn. Bạn không cần phải chọn những chiếc thảm xa xỉ hoặc những thương hiệu lớn với giá thảm cao ngất ngưởng, trừ khi bạn tìm thấy những giá trị khác ở chúng.
Một chiếc thảm yoga cao su tự nhiên chất lượng có giá từ 1,5 triệu đến hơn 2 triệu đồng. Một chiếc thảm TPE phổ thông có giá từ 200 ngàn đến dưới 1 triệu đồng. Đừng ngần ngại chi trả hợp lý cho một chiếc thảm vì lý do sức khỏe và tinh thần của bạn.
11. Tôi có thật sự cần thảm tập?
Câu hỏi này đáng lý ra phải là câu hỏi đầu tiên. Hầu hết chúng ta thường mua những gì chúng ta không thật sự cần hoặc chỉ chi tiêu cho những thứ tiện lợi nhỏ nhặt. Hãy hỏi bản thân một lần nữa rằng bạn có cần phải mua một chiếc thảm yoga không.
Nếu bạn biết rõ bạn chỉ tập yoga một hai lần trong một tháng, bạn chỉ cần sử dụng khăn tấm hoặc mượn thảm từ ai đó hoặc sử dụng thảm có sẵn tại phòng tập. Nếu bạn tập luyện thường xuyên vài lần một tuần, chắc chắn bạn nên mua một chiếc thảm để giúp việc tập của mình thú vị và lâu bền hơn.
Nếu bạn đã có sẵn một chiếc thảm, nhưng có suy nghĩ bạn cần một chiếc khác phù hợp hơn, hãy đọc bài viết này để xem bạn có nên thay thế một chiếc thảm mới không nhé.
Phần kết luận
Thảm tập là vật cần thiết cho bất kì ai tập luyện yoga. Để lựa chọn được một người đồng hành phù hợp, hãy xem xét cẩn thận và trả lời những câu hỏi về chi tiết thảm (kích thước, tính bám, khối lượng, chất liệu), cách sử dụng và chăm sóc thảm. Sau cùng chính bạn là người quyết định giá trị của một chiếc thảm và lựa chọn nó.
[…] That is it! 8 signs for a new yoga mat. Do you notice any of these signs with your yoga mat? If yes, consider a new one to enhance your yoga practice. And to save you some time for researching on a new good yoga mat, read this article “11 questions you should ask before buying a new yoga mat“. […]
[…] most essential items. Of course, the prices of these mats can vary widely. Some may even cost well over £1,000 pounds. This brings up an important question. How much is too […]